Từ A – Z về cách xử lý quần áo hàng thùng – quần áo cũ đúng nhất !!
Quần áo hàng thùng - hay còn có tên quen thuộc là quần áo cũ, quần áo secondhand, là một loại mặt hàng không còn xa lạ gì tại Việt Nam. Mang đậm phong cách thời trang cá tính, độc lạ và giá thành cực kì rẻ, quần áo hàng thùng không những được săn đón mạnh mẽ bởi giới trẻ mà còn rất được lòng các bà mẹ nội trợ, vì họ không phải lăn tăn về giá cả giống như khi vào các shop thời trang lớn và vẫn tìm mua được cho mình những món đồ ưng ý để thỏa mãn nhu cầu ăn mặc.
Bài viết gốc: https://tongkhohangsi.com/cach-xu-ly-quan-ao-hang-thung/
Quan điểm sai lầm về quần áo hàng thùng?
Nhiều người cho rằng, quần áo hàng thùng là đồ đã qua sử dụng nên rất cũ kĩ, là quần áo chỉ dành cho những người không có đủ tài chính để đầu tư vào khoản ăn mặc.
Vâng, quan điểm này chỉ đúng với nhiều năm trở về trước.
Những năm trở lại đây, quần áo hàng thùng được nâng tầm hơn rất nhiều. Trước khi được đóng kiện, quần áo sẽ gom từ các quốc gia có nền văn hóa thời trang đứng đầu thế giới như Mỹ, Anh, Ý, Hàn Quốc, Nhật Bản…, sau đó được kiểm tra, loại bỏ tất cả các mẫu cũ, không đạt chất lượng, còn các mẫu đáp ứng tiêu chuẩn mới từ 90% - 95% sẽ được lựa chọn để xuất khẩu về Việt Nam. Khi về đến kho, quần áo phải trải qua quá trình vệ sinh, tút tát chuyên nghiệp để trở nên như mới, chính vì thế, giờ đây thời trang secondhand trở thành một hiện tượng siêu hot mà bất cứ tín đồ thời trang nào cũng không thể bỏ qua.
Nếu bạn vẫn đang băn khoăn về vấn đề làm sạch quần áo hàng thùng trước khi mặc, tongkhohangsi.com sẽ giới thiệu đến bạn những cách xử lý quần áo hàng thùng tốt nhất năm 2019.
Điều cần làm trước khi xử lý quần áo hàng thùng:
-
Kiểm tra, định hình vết bẩn trước khi giặt quần áo.
Trước khi thực hiện các cách xử lý quần áo hàng thùng, bạn nên kiểm tra trước khi giặt để xác định vị trí vết bẩn. Nếu bạn không có thời gian xử lí ngay vết bẩn, hãy đánh dấu bằng kẹp để trước khi giặt quần áo bạn có thể nhớ ra. Việc định hình được vết bẩn trước khi giặt giúp các chất bẩn không lây lan sang quần áo khác và quần áo được giặt sạch một cách hoàn toàn.
[caption id="attachment_479" align="alignnone" width="600"] Xác định vết bẩn trước khi thực hiện các cách xử lý quần áo cũ[/caption]
-
Lộn quần áo từ trong ra ngoài
Hãy chắc rằng không có ống quần hoặc ống tay áo nào bị mắc kẹt. Hãy kéo hết các xiết, đóng hết các cúc để giữ cho chúng không bị rơi, vỡ hoặc kéo giãn. Hoặc bạn chỉ cần lộn trái quần áo trước khi cho vào máy giặt, các cúc và khóa sẽ ở phía trong của quần áo tránh trường hợp bị mặc nối lại với nhau. Ngoài ra việc lộn trái còn giúp bảo vệ màu của sợi vải, giúp quần áo được bền màu hơn.
-
Phân loại quần áo
Quần áo trắng, màu nhạt và màu sẫm phối hợp tuyệt vời khi mặc, nhưng không thể để chung với nhau khi giặt máy hay giặt tay. Bạn nên phân loại đồ trước khi giặt sẽ giúp quần áo được bền màu mà không làm hư hại đến màu sắc của quần áo. Màu nhuộm không ổn định có thể gây ra vết bẩn hoặc biến một áo thun trắng thành màu xám chỉ qua một lần giặt. Trên thực tế, hầu hết các loại vải màu có chứa hợp chất nhuộm, trong số đó có một số chất hòa tan được trong nước và thấm vào quần áo trắng khi giặt.
Lưu ý khi phân loại quần áo trước khi giặt
Các loại vải không giặt bằng nước nóng: Tất cả các mặt hàng không giữ màu, hàng len, tơ tằm, sợi tổng hợp (ni lông, orlon, perlon, rayonne…) không giặt được bằng nước nóng.
Phân loại áo trắng và áo màu.
[caption id="attachment_475" align="alignnone" width="593"] Phân loại quần áo trước các cách xử lý quần áo hàng thùng[/caption]
-
Kiểm tra nhãn tag quần áo.
Trừ khi bạn là một chuyên gia giặt là chuyên nghiệp bạn mới không cần đọc tag chăm sóc vải được gắn bên trong quần áo. Đọc kỹ nhãn tag để biết quần áo này cần được giặt, sấy và là như thế nào, bạn sẽ biết được quần áo cần được giặt ở chế độ nào, những điều cần tránh khi giặt, hay bạn có thể biết quần áo có thể giặt máy giặt hay bắt buộc phải giặt tay. Hầu hết đều có hướng dẫn giặt là thông thường nhưng bạn cũng sẽ ngạc nhiên khi biết có những đồ cần được giặt tay và phơi khô tránh ánh nắng trực tiếp. Hãy chú ý đến chất liệu vải. Để riêng ra những loại trang phục cần chăm sóc đặc biệt.
[caption id="attachment_477" align="alignnone" width="623"] Tham khảo tag giặt ủi[/caption]
Tham khảo thêm: Quần áo hàng thùng là gì?: https://tongkhohangsi.com/hang-thung/
Những cách xử lý quần áo hàng thùng – quần áo cũ tốt nhất 2019
- Khử mùi
- Bằng nước Giấm - Nước giấm có thể khử mùi ở quần áo
Khi mua quần áo hàng thùng, sẽ không tránh khỏi việc quần áo có mùi lạ. Điều này có thể khắc phục bằng cách cho quần áo đã giặt sạch vào nước có pha giấm để giặt xả lại, như vậy sẽ khử được mùi lạ trong quần áo một cách triệt để.
- Baking soda
Bạn có thể cho baking soda vào một bọc vải hoặc vào hộp giấy để trong tủ quần áo. Nếu chỉ có 1, 2 món quần áo bị mùi hôi thì có thể rắc baking soda lên trên mặt quần áo rồi để trong nhiều giờ (ít nhất là 4 tiếng) rồi giũ sạch, vậy là đã tạm biệt mùi lạ trên quần áo rồi.
[caption id="attachment_469" align="alignnone" width="613"] Banking soda[/caption]
-
Làm sạch vết bẩn
- Tẩy vết bẩn trên quần áo dính màu (bẩn đất, màu,…)
Quan trọng nhất trong các cách xử lý quần áo hàng thùng là phải làm sạch nhất những vết bẩn không biết đã tồn tại ở đó bao lâu.
Với những chiếc quần áo yêu thích bị dính màu, vết bẩn sẽ dễ dàng tẩy hơn khi sử dụng nước cốt chanh. Chanh có nhiều công dụng bất ngờ và việc tẩy trắng áo cũng cần dùng đến quả chanh. Chanh là chất làm trắng tự nhiên rất hiệu quả nhưng lại rất an toàn cho vải và màu vải. Bạn có thể kết hợp chanh và một số nguyên liệu có sẵn trong nhà để giúp chiếc áo nhanh chóng trở về màu trắng ban đầu. Bạn xoa đều lên bề mặt của phần vải bị dính màu, sau đó để khoảng 15 đến 20 phút rồi đem giặt sạch cùng xà phòng.
- Tẩy vết bẩn ố vàng
[caption id="attachment_478" align="alignnone" width="600"] Vết ố vàng[/caption]
Với những quần áo trắng thì việc dính phải những vết ố vàng là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, việc đánh bật những vết ố này không hề khó như bạn nghĩ. Bạn thực hiện theo các bước sau:
+ Bước 1: Lấy baking soda, oxy già và nước sạch mỗi thứ một lượng vừa phải theo tỷ lệ 1:1:1.
+ Bước 2: Cho tất cả các nguyên liệu này vào một chiếc bát rồi trộn đều, hòa tan.
+ Bước 3: Cho chiếc áo bị dính màu vào chậu rồi đổ trực tiếp dung dịch này lên, dùng bàn chải cọ nhẹ nhàng vào áo khoảng 30 phút.
+ Bước 4: Đến khi vết ố vàng gần bay mất hết thì giặt lại với bột giặt và xả sạch.
Cách xử lý vết bẩn tùy theo chất liệu quần áo:
Cách làm sạch vết bẩn trên quần áo cotton:
[caption id="attachment_470" align="alignnone" width="605"] Chất liệu cotton[/caption]
Cotton là chất liệu bền, do đó bạn có thể áp dụng nhiều cách để giặt sạch quần áo cotton mà không lo làm hỏng vải. Tuy nhiên, những vết bẩn này rất "lì lợm", không dễ dàng giặt sạch bằng bột giặt thường và cũng dễ phai màu khi gặp thuốc tẩy.
Để làm sạch vết bẩn trên quần áo cotton, bạn hãy trộn lẫn nước rửa bát, bột baking soda và nước oxy già với nhau trong 1 chiếc bát hoặc cốc nhỏ. Quấy đều tay để các nguyên liệu hòa tan, tạo thành hỗn hợp thật nhuyễn.
Sử dụng 1 miếng bọt biến hoặc bàn chải đánh răng sạch, nhẹ nhàng lấy hỗn hợp vừa trộn bôi lên vết bẩn, chà nhẹ cho đến khi vết bẩn phai dần và mất hẳn. Bạn sẽ vô cùng bất ngờ về tác dụng kỳ diệu đối với các vết bẩn, vết dầu mỡ trên chất liệu vải cotton.
Cách làm sạch vết bẩn trên quần áo vải tổng hợp
Vải tổng hợp là chất liệu bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở rất nhiều item quần áo secondhand. Có nhiều loại vải sợi tổng hợp khác nhau, nhìn chung đều khá bền, nên bạn có thể yên tâm khi giặt tẩy các vết bẩn này.
Cách làm sạch vết bẩn trên quần áo len:
[caption id="attachment_471" align="alignnone" width="630"] Cách xử lý quần áo hàng thùng - chất liệu len[/caption]
Vải len thường có nguồn gốc sợi tự nhiên, vì thế các chất tẩy rửa mạnh hay kể cả khi bạn cho quá nhiều bột/nước giặt có thể làm hỏng sợi vải. Bên cạnh đó, giặt áo len bằng nước nóng sẽ dễ khiến áo len bị giãn, làm mất dáng áo; còn sấy áo len trong máy sấy sẽ khiến áo len co dúm thành ‘áo em bé’. Có rất nhiều loại chất tẩy quần áo bày bán trên thị trường nhưng có thể làm hỏng đồ len, do đó hãy đảm bảo rằng, bạn đã đọc kỹ các hướng dẫn sử dụng trước khi dùng nhé!
Việc đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra nhãn mác giặt trên quần áo: một số đồ len có thể giặt máy, một số đồ len nhạy cảm như len lông cừu cashmere lại cần nhẹ tay hơn.
Sử dụng nước giặt chuyên dụng để giặt đồ len, những loại xà phòng giặt thiết kế riêng cho đồ len. Bạn có thể tìm mua các loại nước giặt này ở các cửa hàng bán lẻ.
Bạn đừng treo áo len lên để phơi – len ướt khá nặng, treo áo trên giá phơi có thể khiến áo len bị giãn và mất dáng. Hãy để áo nằm phẳng trên chiếc khăn bông sau khi bạn ép khô áo như trên và để khô tự nhiên.
Cách làm sạch vết bẩn trên quần áo lụa:
[caption id="attachment_472" align="alignnone" width="592"] Cách xử lý quần áo hàng thùng - chất liệu lụa[/caption]
Với đặc tính mềm mại, mát dịu, êm ái và thân thiện cho làn da, lụa là một trong những chất liệu vải tự nhiên của thời trang secondhand được chị em ưa chuộng nhất. Ngoài ra, lụa còn mang tới cho người mặc vẻ đẹp quý phái, sang trọng, đầy nữ tính mà ít loại vải nào có thể sánh kịp. Tuy nhiên, cách làm sạch vết bẩn trên đồ lụa lại khiến bạn phải lưu ý cẩn thận. Chỉ với một vết bẩn nhỏ, bạn rất cần một loại xà phòng giặt riêng phù hợp với đồ lụa, bởi lụa là chất liệu đặc biệt dễ hỏng, nên giặt lụa bằng tay một cách nhẹ nhàng, tránh vò mạnh. Thêm đá viên vào để nước giặt thật lạnh sẽ giúp lụa săn sợi và không bị phai màu. Nếu bạn cảm thấy không tự tin, tốt hơn là bạn nên mang chúng ra cửa hàng giặt ủi để họ xử lý.
Những lưu ý trong cách xử lý quần áo hàng thùng
- Sử dụng nước tẩy
Thực tế là hầu hết chúng ta dùng đến loại thuốc tẩy đa năng ngay sau khi quần áo dính bẩn. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách, rất dễ tạo ra phản ứng ngược. Khi sử dụng thuốc tẩy cho quần áo hàng thùng, bạn tuyệt đối không đổ dung dịch thuốc tẩy trực tiếp lên quần áo, kể cả với quần áo đã thấm nước. Vì với sự tiếp xúc trực tiếp như vậy, thành phần chất tẩy của thuốc sẽ ăn mòn sợi vải rất nhanh, làm giảm độ bền của quần áo và hiệu quả tẩy trắng mà bạn mong muốn chắc chắn sẽ không đạt được như ý.
Bạn hãy luôn nhớ phải thử trên một góc khuất của quần áo trước để đảm bảo được an toàn, không làm vải bị hỏng hay đổi màu.
[caption id="attachment_474" align="alignnone" width="646"] Nước tẩy trắng quần áo[/caption]
- Ngâm quần áo
Dù là giặt tay hay giặt bằng máy giặt việc ngâm quần áo trước khi giặt giúp vết bẩn cứng đầu bị đánh bật và bảo vệ quần áo của bạn bền lâu. Tuy nhiên, cần lưu ý là không nên ngâm chung quần áo đồ trắng và đồ màu với nhau. Bạn hay ngâm chúng riêng để tránh tình trạng quần áo trắng bị lem nhem. Và chỉ nên ngâm quần áo trong vòng 30 phút là tốt nhất. Vì nếu ngâm quá lâu sẽ làm cho các chất bẩn trong nước bị hấp thụ lại trong những sợi vải. Hơn nữa còn nhanh làm mục vải, hư hỏng đồ áo và làm cho vi khuẩn nấm mốc phát triển. Không nên ngâm đồ len, tơ tằm, đồ da, đồ chống cháy hoặc có đính kim loại
- Sử dụng nước xả quần áo
Nước xả vải ngoài chức năng làm thơm quần áo, nó còn giúp diệt khuẩn hiệu quả. Đặc biệt hơn, tính chất làm mềm vải còn giúp hạn chế sự tổn thương của quần áo. Sau khi giặt quần áo thật sạch với bột giặt, bạn nên vắt quần áo cho bớt bọt rồi hãy cho nước xả. Hòa nước xả vải với nước, đảm bảo lượng nước đủ ngập hết quần áo và ngâm từ 10-15 phút rồi vắt quần áo, phơi khô. Ngày nay có nhiều loại nước xả chỉ cần xả một lần, không cần xả lại với nước mà quần áo vẫn sạch sẽ và không gây kích ứng cho làn da.
Tuy nhiên, không nên lạm dụng nước xả vải, chỉ sử dụng lượng vừa đủ và thời gian ngâm theo hướng dẫn sử dụng.
- Lưu ý khi phơi quần áo
[caption id="attachment_473" align="alignnone" width="605"] Lưu ý khi phơi áo[/caption]
Phơi quần áo nghe có vẻ đơn giản, nhưng nếu bạn không để tâm đến việc này thì nó sẽ ảnh hưởng đến màu sắc và hình dạng của quần áo.
Không nên phơi quần áo gần sát nhau, cần lật mặt trái ra ngoài không khí. Quần áo ướt nhiều hay ít phải phơi cách xa nhau. Tránh đề gần lò sưởi vì có thể làm giảm độ bền của vải, và hạn chế phơi quần áo màu ở ngoài nắng trong một thời gian dài.
Tuyệt đối không được phơi các loại quần áo có màu xanh, đỏ, vàng … vào giờ nắng gắt (11-14h) vì như vậy sẽ làm quần áo nhanh mất màu và ngoài ra còn một số loại vải có chất liệu như tơ tằm, satin, len, nylon, vải thun, và sợi tổng hợp không có khả năng chịu đựng nhiệt độ cao dưới ánh nắng.
Lời kết
Hi vọng với những chia sẻ trên, Tongkhohangsi.com sẽ giúp bạn có thêm những mẹo, những cách xử lý quần áo hàng thùng tốt nhất để quần áo luôn bền và trông như mới.
Nguồn: Tongkhohangsi.com
Xem thêm:
https://www.behance.net/tongkhohangsi
https://tongkhohangsi.weebly.com/
Tham khảo bài gốc ở :
Những cách xử lý quần áo hàng thùng – quần áo cũ tốt nhất 2019
Comments
Post a Comment